Tín ngưỡng dân gian ở Hàn quốc

tin-nguong-dan-gian-o-hán-quoc

Tín ngưỡng dân gian ở Hàn quốc, niềm tin vào các vị thần phù hộ cho gia đình là một khía cạnh quan trọng tại Hàn Quốc, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Ở đó không có một chuyên gia về nghi lễ nào như pháp sư để thờ phụng các thần linh. Vì vậy, những người vợ trong gia đình thường xuyên phải làm công việc này.

1. Thần Seongju

Vị thần quan trọng nhất là Seongju, vị thần phù hộ cho gia đình, người dân tin rằng vị thần này sẽ mang lại cho gia đình sự hòa thuận và thịnh vượng. Những ước nguyện ấy được thể hiện bởi một chiếc bình lớn hay một mẩu giấy gấp nếp, hoặc đôi khi là một cành nhỏ cây gai dầu.

2. Thần Joasang

Ngoài ra, còn có vị thần tổ tiên Josang và vị thần này hoàn toàn khác biệt với những linh hồn tổ tiên trong các nghi lễ Khổng giáo. Vị thần Josang được tin rằng sẽ cư ngụ tại nơi thoáng mát nhất của căn phòng. Nghi lễ thờ phụng vị thần này cần một chiếc bình hay một túi vải chứa các hạt ngũ cốc, những hạt này sẽ được thay sau mỗi vụ mùa hàng năm. Dân chúng tin rằng nếu vụ mùa có năng suất thu hoạch tăng lên thì gia đình sẽ thịnh vượng, nhưng nếu năng suất vụ mùa giảm đi hay màu sắc của ngũ cốc không được tươi thì sẽ báo hiệu một vụ mùa thất thu hoặc điều không may mắn. Và chỉ có người con trai cả trong gia đình mới được phép thờ phụng vị thần Josang.

3. Thần Samsin

Quản lý vấn đề sinh nở là vị thần Samsin, thường được gọi là Samsin halmeoni (Bà Samsin). Dân chúng tin rằng bà ở những nơi ấm áp trong căn phòng. Bà quan tâm đến những sản phụ, giúp họ sinh nở dễ dàng và chăm sóc đến sức khỏe của người mẹ. Chiếc bình, cái gàu hay chiếc túi vải đều là tượng trưng cho sự hiện diện của vị thần này. Trong những đồ vật đó, dân chúng đã bỏ vào những hạt ngũ cốc, và thay chúng mỗi năm sau mùa thu hoạch.

>>Xem thêm: Lễ hội bùn ở Hàn Quốc

4. Thần thổ địa Teoju

Một vị thần nữa cai quản vùng đất xây dựng ngôi nhà, đó là thần thổ địa Teoju, thường gọi là Teoju daegam (Ngài Chúa Đất) hay Jisin (Vị thần trái đất). Nghi lễ thờ phụng vị thần này được thể hiện với một chiếc bình chứa gạo, miệng bình được quấn rơm. Chiếc bình này được đặt ở sân sau nhà, và gạo trong bình được thay thế hàng năm. Trong những ngày diễn ra nghi lễ, người dân sẽ dâng những mâm cỗ cúng thần và cầu nguyện những điều tốt lành cho gia đình trước bình gạo.

Như đã thấy, các vị thần phù hộ gia đình đều có mối liên hệ với nông nghiệp. Do xã hội Hàn Quốc chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp, sang xã hội công nghiệp đô thị, nên hiện nay, đức tin vào các vị thần gần như hoàn toàn biến mất. Sự thay đổi trong cơ cấu gia đình, cũng như trong ngôi nhà, đều gây ra sự suy giảm nhanh chóng về niềm tin bé nhỏ, của những người dân thường trong xã hội Hàn Quốc hiện đại.

5. Đạo Lão của Trung Quốc

Bên cạnh những vị thần đã đề cập ở trên, người dân cũng tin vào các vị thần của đạo Lão Trung Quốc. Ví dụ, dân chúng thờ phụng vị thần Chilseong (Bảy Ngôi Sao, Bắc Đẩu) là thần cai quản vòng sinh tử của con người, đặc biệt là trẻ em, và trước đây, thờ phụng vị thần này là một phần quan trọng trong các tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc. Thông thường, các miếu thờ thần Chilseong nằm trong các đền Phật. Một ví dụ quen thuộc khác là thần Jowang (Thần Lửa hay Táo Quân), Vị thần cai quản việc bếp núc hay lò sưởi của ngôi nhà. Vào những ngày lễ, dân chúng dâng cúng thần những mâm cỗ.

Ở một số vùng khác, các pháp sư tiến hành nghi lễ thờ vị thần này trong bước đầu tiên của nghi lễ gut. Mỗi sáng, những người phụ nữ phải chuẩn bị nước và cầu nguyện xin thần phù hộ tuổi thọ và sức khỏe cho gia đình. Người ta nói rằng, thần Jowang đã lên Thiên đàng vào ngày cuối cùng của mỗi tháng âm lịch và tâu lại tình hình của dân chúng cho Ngọc hoàng Thượng đế, Đấng Tối cao của đạo Lão.

6. Góc nhìn của người bản xứ

tin-nguong-dan-gian-o-hán-quoc

Tuy người dân Hàn Quốc hiện đại thường có cái nhìn hai chiều về Saman giáo và thậm chí họ còn ý thức từ bỏ tôn giáo này nhưng họ vẫn chịu nhiều ảnh hưởng bởi tư tưởng Saman giáo trong quan niệm sống. Về bản chất, tất cả đức tin rằng con người là một phần của tự nhiên và phát huy hết năng lực bản thân trong sự hòa hợp với các thế lực tự nhiên.

Sự hoài nghi về Chúa là trung tâm của vũ trụ và phải tranh đua để đạt được sự hoàn thiện; quan niệm về kết hôn là một sự kết nối của các gia đình; định nghĩa về cá thể là một phần của thể liên tục bao gồm các họ cũ, họ hiện tại và tương lai đều có nguồn gốc từ Saman giáo cho dù chúng đã được củng cố và khớp với những giá trị và đức tin sau này.

Nếu thấy bài viết tín ngưỡng dân gian ở Hàn Quốc hữu ích thì các bạn nhớ theo dõi Hàn Ngữ Dong A để cập nhật những bài viết mới và hữu ích nhé.

Chat Facebook
Gọi tư vấn
Chat Zalo